Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Cái dân cần thì không có...



Chuyện thứ hai, đó là trên facebook của một bạn phóng viên thể thao, đã đưa cái ảnh chụp đường chạy sân Lạch Tray (Hải Phòng) trông phát gớm, khi nó dộp lên tạo thành làn sóng nhấp nhô như sóng biển mùa động cấp 8! Đường chạy này cũng mới làm được chục năm và cũng chưa bao giờ tổ chức một giải điền kinh nào.

Chuyện thứ ba, đó là hôm qua, một tờ báo tiếng tăm ở phía bắc đã đăng bài viết nói về huyện Hoài Đức vừa xây một sân vận động hoành tráng hết cả chục triệu USD. Trong đó, chỉ nội dàn âm thanh đã tốn hết 7 tỷ đồng. Có điều, ngay chính ông Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng phải thốt lên rằng: xây hoành tráng như thế để phục vụ ai? Và ông này cũng cho biết rằng bản thân mình từng nhiều lần kêu gọi các quận, huyện ở Hà Nội nếu muốn xây sân thì làm ơn tham khảo ý kiến ngành thể thao, chứ cứ đua nhau xây cho hoành tráng mà chẳng phục vụ cho ai cả thì quá lãng phí. Sở dĩ ông phó giám đốc sở bức xúc là bởi, ông “bật mí” cho biết có nhiều huyện đang đề xuất xây sân hoành tráng, trong đó có nơi còn lên kế hoạch xây cả khu liên hiệp thể thao! Hậu quả của chuyện này thì có lẽ không cần nói cũng biết, nếu nghe lời tâm can của người quản lý sân vận động huyện Hoài Đức, đó là giờ phí bảo trì và trả lương cho đội ngũ quản lý của sân này hoàn toàn từ ngân sách với mức nửa tỷ đồng/năm, và số tiền đó chẳng ăn nhằm gì so với thực chi nếu muốn bảo quản tốt. Cụ thể, chỉ mỗi lần cắt cỏ sân cũng đã tốn đến 5, 7 triệu đồng. Trong khi đó, phần thu vào thì gần như chẳng có gì, bởi sân này chỉ phục vụ cho một vài hoạt động phong trào của huyện!

Từ ba câu chuyện trên, chúng ta phần nào hình dong được vấn đề quản lý sân bãi thể thao ở Việt Nam giờ như thế nào. Trước hết, đó là nơi nào cũng muốn xây dựng hoành tráng (mà dư luận ví von như chuyện rót dầu. Rót càng nhiều thì dầu dính vào tay mới nhiều, chứ rót ít thì tay dính được bao lăm dầu để mút!); xây bất chấp nhu cầu thực tại. Và rồi, xây xong thì chẳng biết dùng như thế nào để đạt hiệu quả, bởi đội ngũ quản lý sân bãi toàn dân nghiệp dư, không hề biết đến marketing, không biết đến kinh tế thể thao là gì...

Trong khi đó, nhu cầu của người dân về nơi luyện tập thể thao thì vẫn cứ thiếu hụt. Bởi, cái mà người dân cần - chỉ là những bãi cỏ, những công viên, thậm chí những miếng đất trống chơi chạy nhảy, đá bóng... Thì ngày một giảm; trong khi cái mà quốc gia có - những sân bãi hoành tráng, thì người dân lại không cần, hay nói chuẩn xác hơn là không đủ điều kiện để vào.